Làm thế nào để Mẹ thích uống sữa ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa là đồ uống không thể thiếu của mẹ trong suốt thời kỳ mang thai. Sữa cung cấp những vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ và sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng thích uống sữa, nhiều người thậm chí không thể nếm thử dù chỉ một ít

uong-sua-1

Sữa bầu không phải lựa chọn duy nhất của mẹ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sữa dành cho các bà bầu. Nhìn chung trong các loại sữa bầu hiện nay đều được bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé như canxi, sắt, axit folic, omega 3, DHA… Vì vậy, không ai bảo ai, các mẹ thường “tranh thủ” bổ sung thêm sữa bầu ngay từ khi biết mình mang thai. Thậm chí có mẹ còn “năng nổ” hơn cả, tập uống sữa bầu từ lúc trước khi mang thai cả mấy tháng trời.

Ngược lại cũng có trường hợp, mẹ không thể uống sữa bầu được vì không chịu được mùi hay vì mỗi lần uống sữa bụng đều khó chịu. Thật ra, sữa bầu không phải là lựa chọn duy nhất. Nếu không uống được sữa bầu, mẹ có thể chọn sữa tươi hoặc sữa đậu nành thay thế. Nhưng nhớ phải bổ sung thêm dưỡng chất từ những thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, rau củ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng mẹ nhé!

Giúp mẹ uống sữa dễ dàng hơn

Uống sữa liên tục trong một thời gian dài có thể khiến mẹ hơi “ngán ngẩm”, nhiều mẹ còn đâm ra sợ sữa, mỗi lần uống là như cực hình tra tấn vậy. Nếu mẹ nào đang gặp vấn đề tương tự thì có thể thử những cách sau đây nhé!

Nên chú ý cân bằng dinh dưỡng khi mang thai mẹ nhé!
– Thông thường trên bao bì hộp sữa có chia sẵn liều lượng cho mẹ trong một lần uống. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mình không thể nuốt trôi một ly sữa “to đùng” như vậy, bạn có thể pha giảm liều lượng đi một chút. Chẳng hạn như nếu một ngày bạn phải uống 2 ly sữa thì bạn có thể chia thành 3, 4 bữa và uống nhiều lần trong ngày.

– Hiện nay sữa bầu cũng có nhiều mùi, vị cho mẹ lựa chọn như mùi vani, socola… Mẹ có thể chọn cho mình một hương vị yêu thích hoặc cũng có thể thường xuyên thay đổi mùi vị để bớt “ngán”. Cũng xuất phát từ ý nghĩ để bớt ngán mà nhiều mẹ chọn cách “biến tấu” thêm một chút trái cây hay nước ép vào ly sữa bầu của mình. Không biết có bớt ngán thật không nhưng axit trong trái cây kết hợp với protein trong sữa có thể trở thành “thủ phạm” khiến mẹ đau bụng đấy!

Nếu không uống được sữa bầu, mẹ có thể thử sữa đậu nành
– Nhiều mẹ cũng đã kết hợp ăn bánh mì hoặc bánh quy khi uống sữa, bạn có thể áp dụng thử xem sao.

– Nếu trong trường hợp “bất khả kháng”, mẹ có thể thử dùng ống hút để uống sữa xem sao. Đối với những mẹ không ngửi được mùi sữa thì đây cũng là một giải pháp. Cắm ống hút vào ly sữa và hút một hơi, sau đó uống thêm một ngụm nước. Thao tác đơn giản mà nhanh gọn giúp mẹ hoàn thành “thủ tục” mỗi ngày của mình.

Nếu đã áp dụng nhiều cách mà vẫn không thể nào thích được việc uống sữa, mẹ chỉ còn cách “cầu cứu” đến những thực phẩm cũng giàu dưỡng chất như sữa chua, phô mai… kết hợp với những bữa ăn dinh dưỡng khác.

Vitamin D và những điều cần biết dành cho bà bầu

Để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho mình cũng như em bé, các mẹ cần chú trọng bổ sung đầy đủ các Vitamin cũng nhiều dưỡng chất khác. Một số Vitamin bạn cần chú trọng mạnh như A,D, B nhằm phát triển đầy đủ cho em bé.

dam-bao-dinh-duong-cho-ba-bau

Dưới đây là những thông tin cần biết về Vitamin D để bạn có thể tìm hiểu thông tin và đảm bảo đầy đủ cho bà bầu:

1/ Ảnh hưởng của vitamin D

Cơ thể bạn cần vitamin D để duy trì mức độ của canxi và phốt pho, giúp xây dựng xương và răng cho thai nhi. Sự thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ có thể làm bé chậm phát triển và dị dạng xương. Nó cũng làm ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của các nhóc.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tin rằng, thiếu hụt vitamin D trong khi mang thai cũng ảnh hưởng khả năng miễn dịch và sự phát triển của xương từ lúc mới sinh đến khi trưởng thành. Thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến mẹ phải sinh mổ và dẫn đến một số biến chứng thai kỳ như tiền sản giật.

2/ Bổ sung vitamin D bằng cách nào?

Ánh sáng mặt trời là một trong những nguồn vitamin D dồi dào cho cơ thể. Nên phơi nắng vào buổi sáng sớm khi ánh mặt trời không quá gay gắt. Ít nhất bạn nên để lộ mặt, tay và không nên bôi kem chống nắng. Thời gian chịu được ánh nắng của mỗi người khác nhau, vì vậy bạn nên ngừng phơi nắng khi da bạn chuyển sang màu đỏ và cảm thấy bỏng rát.

Bạn cũng có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể thông qua những nguồn thực phẩm hàng ngày như cá, trứng, thịt đỏ…

3/ Có nên uống bổ sung vitamin D?

Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi quyết định bổ sung vitamin D cho cơ thể. Trung bình, bạn nên bổ sung khoảng 10 mcg vitamin D cho cơ thể trong suốt thời gian mang thai và cho con bú.

Vitamin D tổng hợp trong thai kỳ thường đã bao gồm vitamin D. Tuy nhiên, nếu muốn bạn có thể chọn uống bổ sung vitamin D riêng. Việc này bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ để tránh trường hợp thừa vitamin.

Trong trường hợp bạn không cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể trong thời gian mang thai và cho con bú, bé cưng sinh ra sẽ không được bổ sung đủ nhu cầu vitamin D trong những tháng đầu tiên. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cho bé uống bổ sung vitamin D mỗi ngày ngay từ khi bé được 1 tháng tuổi.