Những thói quen mẹ thay đổi khi mang thai

Khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể sẽ có nhiều tác động lớn đến ngoại hình, cảm xúc của phụ nữ. Vì thế, không ít những mẹ bầu không hiểu nổi trạng thái tâm lý và hành động có phần trở nên… kỳ quặc của mình.
1. Thói quen ăn uống thay đổi bất ngờ
Trên đây chỉ là một trong vô số những thay đổi bất ngờ mà bất kỳ một bà mẹ nào cũng đã từng trải qua. Những sự thay đổi như thế này đôi khi làm bạn thật khó chịu nhưng nếu biết cách hòa hợp và nhờ sự giúp đỡ của người thân thì các mẹ sẽ bớt căng thẳng hơn đấy. Tuy khó khăn là thế nhưng khi bé ra đời, các mẹ chắc chắn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết, những mệt nhọc ngày nào cũng chóng qua đi thôi.

Tin tức về sức khỏe cho bà bầu:
Mang thai 3 tháng đầu
Chuan bi mang thai can biet

Hình ảnh

2. Cô nàng khó tính nơi công sở
Nhiều lúc sự khó chịu mang đến cho các mẹ không chỉ gây khó chịu cho thành viên gia đình mà có khi lại khiến đồng nghiệp trong cơ quan phát hoảng. Như trường hợp của Rebecca, chị biết mình bắt đầu có triệu chứng thay đổi hormorne khi mang thai do lúc nào cũng gắt gỏng nơi công sở, đến khi được chị đồng nghiệp nhắc nhở “Rebecca mà chị quen đâu rồi, từ nãy đến giờ trông em cứ như đang nổi đóa lên với mọi người vậy”.
3. Những bộ phim trở nên “siêu xúc động”
Dấu hiệu này thể hiện khi bạn đang xem một chương trình truyền hình, một bộ phim hay đơn giản là một đoạn quảng cáo…bỗng nhiên bạn bật khóc vô cớ vì một chi tiết rất đỗi bình thường trong phim.
4. Bỗng dưng muốn “khóc”
Khi mang thai, trạng thái tinh thần của phụ nữ rất dễ bị thay đổi và nhiều khi còn căng thẳng hơn so với bình thường. Các mẹ sẽ dễ xúc động dù đó chỉ là những chuyện nhỏ. Đây là dấu hiệu khá rõ ràng cho biết phụ nữ đang có sự thay đổi về trạng thái tâm lý và dấu hiệu rõ ràng của việc mang thai. Chị Sandy chia sẻ “Mình cảm thấy sự thay đổi của hormones rõ nhất vào hôm cả hai vợ chồng chơi cờ với nhau. Sau một hồi căng thẳng và bị thua anh liên tục, mình bắt đầu khóc và có những biểu hiện xúc động mạnh dù sự việc chẳng có gì to tát”.
5. Trở thành “cô nàng cáu bẳn”
Một biểu hiện khác của việc thay đổi hormorne khi có dấu hiệu mang thai của các chị em đó là có thể “phát cáu” mọi lúc mọi nơi. Có thể kể đến là trường hợp mà Lora chia sẻ như sau: “Mình cảm thấy rất khó chịu và bốc hỏa trong mọi trường hợp. Như hôm anh nhờ mình pha cốc cà phê, chẳng hiểu sao mà mình lại phát cáu và gây chuyện. Mình quát lớn bảo anh hãy tự làm đi”. Ắt hẳn các bạn đã đoán ra được vẻ mặt của ông xã Lora ngạc nhiên như thế nào. Tuy nhiên, sau khi biết được “lý do chính đáng” của chuyện này thì anh chỉ cười và còn ôm chị an ủi.
6. Trở thành “quý cô ham ăn”
Một dấu hiệu khác cũng khá tai hại nếu các mẹ không kiềm chế đó chính là thói quen ăn nhiều và ăn vặt bất kỳ thứ gì thấy thèm. Đây là biểu hiện chung của tất cả các bà mẹ sắp sinh bởi cơ thể lúc này đòi hỏi lượng dinh dưỡng không chỉ cho mẹ mà con cho bé sắp sinh. Chị Danielle P cho biết “Mình nhận ra cơ thể có dấu hiệu ăn uống thất thường, trước nay mình ăn gì cũng vừa phải nhưng bỗng nhiên một ngày mình cảm thấy thèm ăn mọi thứ và dường như chỉ muốn được ở một mình và ăn suốt ngày. May là có ông xã quan tâm và hiểu cho mình nên mình cảm thấy yên tâm hơn.
Nguồn: Anmum VN

Nguyên nhân chứng tiền sản giật ở phụ nữ mang thai và cách phòng ngừa

Tiền sản giật thường xảy ra trong thời kỳ mang thai (khoảng 20 tuần tuổi). Đó là triệu chứng do nhau thai bị tình trạng thiếu máu, vì nhu cầu máu quá cao (trong trường hợp bạn mang song thai, đa thai) hoặc các động mạch trong cổ tử cung của bạn không mở đủ rộng khi nhau thai hình thành. Do đó sẽ làm cho thai nhi không đủ ô xy để thở.
Tiền sản giật là gì? 
Chứng tiền sản giật thường đi kèm thường thể hiện ra bên ngoài như là biểu hiện của phù nề trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, thường đi kèm với các triệu chứng tăng huyết áp và protein trong nước tiểu. Khi có những dấu hiệu này, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để kịp thời đưa ra những phương án.

Bài biết khác về chuẩn bị mang thai:
http://vnanmum.com/thai-ki-ba-thang-dau
http://vnanmum.com/sua-danh-cho-ba-bau

Hình ảnh

Tiền sản giật vô cùng nguy hiểm cho cả bạn và thai nhi. Đối với thai nhi có thể gây suy dinh dưỡng dẫn tới suy thai, sinh non. Bé sinh ra chậm phát triển hơn so với những bé khác. Đối với thai phụ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến co giật, hôn mê, phù phối cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong.
Chứng tiền sản giật ở phụ nữ mang thai 
Nguyên nhân của tiền sản giật chưa được xác định rõ. Bệnh này dễ gặp ở người mang thai con so khi còn quá trẻ hoặc quá lớn tuổi (dưới 20 hoặc trên 40 tuổi), những người mang đa thai. Một nguyên nhân khác cũng có thể là tác nhân gây tiền sản giật là trong quá trình mang thai có chế độ dinh dưỡng kém hoặc phải làm các việc nặng nhọc. Ngoài ra, phụ nữ thừa cân, có bệnh thận mãn tính, Đới tháo đường hoặc huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc tiền sản giật cao.
Phòng ngừa – điều trị: 
Lên lịch khám thai sản định kỳ ngay từ sớm để có thể phát hiện những nguy cơ của tiền sản giật. Tiền sản giật nếu có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, kết quả thường khả quan hơn.
Khi phát hiện cơ thể có các biểu hiện phù ở tay, chân, tăng cân nhiều, kèm theo các dấu hiệu cơ năng như đau đầu, đau bụng, cao huyết áp, nước tiểu có nhiều chất đạm… bạn hãy nghĩ ngay đến tiền sản giật và nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ.
Bạn nên chú ý tránh các yếu tố có nguy cơ dẫn đến tiền sản giật như: không có con quá sớm hoặc quá muộn, nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn quá mặn, không làm việc nặng nhọc, quá sức trong thời kỳ mang thai.
Nếu tiền sản giật nhẹ bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà, kiểm tra huyết áp thường xuyên. Trong thời kỳ này bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhạt, nghỉ ngơi đầy đủ, khi ngủ nằm nghiêng để cung cấp máu cho thai nhi dễ dàng hơn.
Nếu tiền sản giật nặng bạn cần đến sự can thiệp và hỗ trợ của bác sĩ. Lúc này bạn cần nhập viện để các bác sĩ theo dõi tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Theo: vnanmum.com‏

Bí quyết phòng ngừa khó ngủ khi mang thai mẹ cần biết

Hầu hết các mẹ sẽ khó ngủ thẳng giấc trong quá trình mang thai do những thay đổi với cơ thể, bao gồm cả những thay đổi bên ngoài và bên trong.
Dưới đây là những “thủ phạm” có thể khiến bạn khó ngủ khi mang thai: 
Bạn có thể sẽ bắt đầu ngáy khi ngủ, một phần do lượng estrogen tăng làm sưng màng nhầy mũi, thậm chí tạo ra nhiều nước nhầy hơn. Cách đơn giản để đối phó với vấn đề này là bạn nên nằm nghiêng và kê đầu cao một chút.
Chứng ợ nóng và ăn không tiêu có thể khiến bạn thấy khó ngủ khi mang thai, thậm chí thường xuyên mất ngủ. Do đó, bạn nên tránh những thức ăn dễ gây ợ nóng, ăn bữa cuối trước giờ ngủ ít nhất hai đến ba tiếng để thức ăn kịp tiêu hóa. Bạn cũng có thể ngủ trong tư thế nửa nằm nửa ngồi với một cái gối mềm đệm lưng, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái.

Thông tin về mang thai 3 tháng đầu:
An uong khi mang thai 3 thang dau?
Uống sữa dành cho bà bầu khi nào hiệu quả

Hình ảnh

Chuột rút cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó ngủ khi mang thai. Bạn có thể giảm chứng chuột rút bằng cách duỗi thẳng chân và bàn chân, nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía cẳng chân, hoặc đi bộ trong vài phút.
Mẹ có thể thử nhiều tư thế nằm khác nhau để ứng phó với chứng khó ngủ khi mang thai
Bạn trở mình cả đêm, cố gắng tìm một tư thế ngủ thoải mái. Lời khuyên cho bạn là nên ngủ nghiêng trong tư thế gập đầu gối, kẹp một cái gối giữa hai chân. Để được thoải mái hơn, đặt một cái gối dưới bụng và sau lưng. Hoặc bạn có thể thử dùng một chiếc gối ôm loại ôm theo người.
Bạn thấy nóng và đổ mồ hôi vào nửa đêm. Các bà bầu thường cảm thấy nóng hơn bình thường do những thay đổi trong trao đổi chất, kích thích tố và trọng lượng. Bạn nên giữ giường ngủ thoáng mát với các vật dụng vừa đủ. Để dép và khăn tắm sẵn khi cần vào phòng tắm lúc ban đêm.
Bạn thấy khó ngồi dậy khỏi giường hơn bao giờ hết. Những lúc đó, bạn nên lăn người ra đến mép giường, thả lỏng chân xuống khỏi giường, dùng tay chống người lên. Sau đó đặt hai bàn chân thẳng xuống sàn và ngồi dậy.
Có những bà mẹ mang thai mất ngủ ngay cả khi cơ thể rất mệt mỏi. Bạn có thể trở mình đợi cơn buồn ngủ đến hoặc làm gì đó trong lúc chờ.
Bạn nên mặc đồ ngủ làm từ sợi tự nhiên, thông thoáng như cotton. Tránh loại sợi tổng hợp, chúng không thoát mồ hôi gây bức bí, do đó bạn sẽ thấy ẩm ướt và lạnh.
Chuẩn bị thêm gối Bạn có thể sẽ cảm thấy dễ ngủ nghiêng hơn khi có một chiếc gối để ôm. Thậm chí cách này còn trở thành tư thế ngủ ưa thích của nhiều mẹ sau khi sinh nữa đấy.
Theo: Vnanmum dinh dưỡng cho bà bầu

Khám thai lần đầu: khi nào và nên làm gì?

Khoảng tuần thai thứ 6 là thời gian hoàn hảo cho việc khám thai lần đầu tiên. Chăm sóc tốt sức khỏe khi mang thai sẽ giúp cho bé một khởi đầu khỏe mạnh khi chào đời.
Nên chuẩn bị gì cho cuộc hẹn khám thai đầu tiên?
Bạn nên viết ra và đem theo tất cả những câu hỏi của bạn khi đi khám thai để tiết kiệm thời gian và có được những lời khuyên cặn kẽ từ bác sĩ. Đừng ngần ngại đề cập đến mọi vấn đề bạn quan tâm dù nhỏ nhặt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên:
Đem theo danh sách các loại thuốc (có kê đơn hoặc không, bao gồm cả thuốc bổ và thực phẩm chức năng) để bác sĩ đánh giá xem chúng có an toàn khi dùng cho thai phụ hay không.

Tham khảo thêm bài viết sữa dành cho bà bầu:
An uong khi mang thai 3 thang dau?
Sữa dành cho bà bầu Anmum Materna

Hình ảnh

Ghi chú lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để bác sĩ tính toán ngày dự sinh của bạn. (Không cần quá lo lắng nếu bạn không nhớ hoặc kinh nguyệt của bạn không đều. Bác sĩ có thể siêu âm để xác định tuổi thai cho bé).
Dành thời gian tìm hiểu tiền sử bệnh lý trong gia đình bạn và chồng bạn. Nếu không chắc chắn liệu có ai trong gia đình của bạn có các bệnh di truyền, hãy hỏi cha mẹ hoặc người thân. Bác sĩ của bạn sẽ cần những thông tin này để đưa ra những chẩn đoán và lời khuyên phù hợp.
Các cuộc hẹn khám thai sẽ diễn ra như thế nào?
Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi chung về cảm giác của bạn cả về thể chất và tinh thần, bạn có lo lắng, khó chịu, hay bất cứ thắc mắc nào khác. Có thể sẽ có những câu hỏi khác tùy thuộc vào thể trạng của bạn hoặc nếu bạn có những vấn đề quan tâm đặc biệt nào đó.
Mục tiêu của việc khám tiền sản là để xem thai đang phát triển như thế nào và cung cấp những thông tin cần thiết để giữ cho bạn và thai nhi khỏe mạnh.
Bạn sẽ được kiểm tra cân nặng, huyết áp và nước tiểu, đo kích thước bụng, kiểm tra vị trí của bé, nghe nhịp tim của bé, được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm thích hợp, theo dõi sát sao những biểu hiện bất thường nếu có và can thiệp khi cần.
Vào cuối buổi thăm khám, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về kết quả chẩn đoán, giải thích những thay đổi bình thường sẽ xảy ravới thai phụ trước lần khám thai tiếp theo và các dấu hiệu bất thường cần chú ý để bạn tự theo dõi. Đồng thời, bạn cũng sẽ được tư vấn về thói quen sinh hoạt hàng ngày (như tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng tốt hay việc tránh thuốc lá, rượu và các chất kích thích), thảo luận về những điểm tốt hay chưa tốt của các kết quả xét nghiệm.
Có nên đi khám thai lần đầu cùng chồng hay không?
Điều này tùy vào bạn. Nhiều cặp vợ chồng nhận thấy những lợi ích khi đi khám thai cùng nhau – nhất là những mốc quan trọng như khi khám thai lần đầu, siêu âm lần đầu hay khi nhận các kết quả xét nghiệm quan trọng. Theo thống kê, 57% phụ nữ muốn có chồng đi cùng và thực tế là 37% các cặp vợ chồng đi khám cùng nhau.
Nếu bạn không hài lòng với bác sĩ của mình, bạn nên tìm người khác. Phụ nữ mang thai có trung bình từ 10 đến 15 lần khám thai nên rất quan trọng để lựa chọn được người bác sĩ bạn thích và tin tưởng. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm thông tin về việc khám thai định kỳ và biết rõ bạn trông đợi gì khi đi khám thai.
Theo: Thức ăn tốt cho bà bầu vnanmum