Những điều cần biết về cảm cúm khi mang thai

Sức khỏe trong thời kỳ mang thai rất quan trọng. Bạn nên thường xuyên chăm sóc bản thân, bổ sung dinh dưỡng hợp lý cũng như khám bác sĩ định kỳ để sớm phát hiện những bất thường của cơ thể
Trong quá trình mang thai, cơ thể bạn sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe. Một chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn và thai nhi. Dưới đây là một số bệnh dễ mắc cần chú ý trong thời kỳ này
1. Táo bón khi mang thai
Có đến 50% phụ nữ bị táo bón khi mang thai. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai bạn ít di chuyển, ít vận động nên nồng độ progesteron trong cơ thể tăng lên, thai nhi phát triển chèn ép đại tràng khiến phân khó ra ngoài. Các loại thuốc bổ hay nhiều thực phẩm dinh dưỡng gây nóng cũng là nguyên nhân gây nên táo bón. Táo bón kéo dài sẽ gây hại cho đường tiêu hóa khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ, sức đề kháng yếu

Tin tức về mang thai 3 tháng đầu:
Dinh duong tot nhat cho ba bau
Uong sua danh cho ba bau khi nao hieu qua

Hình ảnh

Phòng tránh: Để bảo vệ sức khỏe nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp chất xơ, dễ tiêu hóa, có thể ăn thêm khoai lang để nhuận tràng. Trong thời kỳ này, thai phụ cần có chế độ luyện tập các bài thể dục phù hợp.
2. Bệnh cảm cúm khi mang thai
Trong thời gian mang thai nhu cầu oxi của bạn nhiều hơn bình thường trong khi đó hệ miễn dịch lại kém hơn. Do đó, nguy cơ mắc bệnh qua đường hô hấp là rất lớn. Cảm cúm là bệnh rất nguy hiểm cho thai nhi, khi người mẹ bị cúm khả năng sảy thai rất cao, trong một số trường hợp có thể để lại dị tật cho thai nhi.
Phòng tránh: Bạn nên tránh môi trường dễ lây nhiễm cao như bệnh viện, nơi đông người hay những người bị bệnh cúm,… Đặc biệt khi bị cúm, bạn không nên tự ý uống thuốc mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có triệu chứng nóng sốt cần đi đến các cơ sở y tế để khám kịp thời. Ngoài ra, nên hạn chế dùng quạt máy và máy lạnh khi ngủ; tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như bụi, khói, đặc biệt khói thuốc lá; nên mang khẩu trang khi ra đường. Cần vệ sinh mũi họng thường xuyên trong ngày bằng nước muối sinh lý.
3. Đới tháo đường (tiểu đường) khi mang thai
Đới tháo đường trong thời kỳ mang thai sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Người mẹ có nguy cơ phải mổ lấy thai; dễ bị tăng huyết áp, phù; trở thành bệnh nhân Đới tháo đường, thai chết lưu. Trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh (cao gấp 8 lần bình thường), hoặc mắc các bệnh vàng da kéo dài, hạ canxi máu, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết…
Phòng tránh: Để phát hiện sớm nguy cơ Đới tháo đường nên tiến hành làm các kiểm tra sàng lọc và chẩn đoán Đới tháo đường. Ngoài ra, chế độ ăn hợp lý và luyện tập cũng đóng vai trò quan trọng. Đối với thai phụ chưa mắc Đới tháo đường nên có một chế độ ăn uống và vận động hợp lý, tránh tăng cân. Nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tránh ăn quá ngọt, hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất xơ và chất béo, mỡ động vật. Đồng thời, hàng ngày nên tập thể dục đi bộ nhẹ nhàng.
Theo: Mang thai 3 thang dau vnanmum

Leave a comment